Thứ Năm, 14 tháng 6, 2012

Hệ phái khất sĩ ở Việt Nam





BỘ VĂN HOÁ THỂ THAO DU LỊCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ TPHCM
KHOA :DU LỊCH
Lớp: Hướng Dẩn Du Lịch 1

BÀI TIỂU LUẬN NHÓM 1

MÔN : TÍN NGƯỠNG TÔN GIÁO

GVHD: PGS.TS : TRẦN HỒNG LIÊN







                  Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 5 năm 2012
BỘ VĂN HOÁ THỂ THAO DU LỊCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ TPHCM
KHOA :DU LỊCH
Lớp: Hướng Dẩn Du Lịch 1

BÀI TIỂU LUẬN NHÓM 1

MÔN : TÍN NGƯỠNG TÔN GIÁO

GVHD: PGS.TS : TRẦN HỒNG LIÊN







                  Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 5 năm 2012


Đề tài :

kiến trúc và cách bày trí tượng thờ của hệ phái khất sĩ

I.Dẩn nhập

1.1/Sơ lược về hệ phái khất sĩ

Phật giáo việt nam đã trải qua  2000 năm lịch sử phật giáo đã trở thành một phần của nền văn hoá của dân tộc việt nam.vào thời lý trần phật giáo phát triển rực rỡ và trở thành quốc giáo của dân tộc do nhiều yêú tố của lịch sử và sự du nhập các luồng tư tưởng khác nhau nên phật giáo phát triển thành các hệ phái như:
bắc tông, nam tông, khất sĩ.
Hệ phái Khất Sĩ do Tổ Sư Minh Đăng Quang  sáng lập từ  năm 1944 với chí nguyện: "Nối truyền Thích Ca chánh Pháp". Người sinh trưởng tại làng Phú Hậu, Tổng Bình Phú, quận Tam Bình tỉnh Vĩnh Long (tức Cửu Long ngày nay).
Năm 1944 Đức Ngài được 22 tuổi rời gia đình xuất thân đi hành đạo tu tập từ Vĩnh Long đi Châu Đốc, Thất Sơn, HàTiên… Sau về tịnh tụ tại chùa Linh Bửu làng Phú Mỹ, tỉnh Mỹ Tho. Năm 1946, với Y Bát Pháp bảo tự ngộ, tự tu, tự chứng….Ngài khởi đi du hoá ở Mỹ Tho, Gò công, Long An, Thủ Thừa, Bến Lức, Phú Lâm, Chợ Lớn, Bà Chiểu




                                               
1.2/Đặc điểm của hệ phái khất sĩ Việt Nam

            Phái khất sĩ là môn phái kết hợp những cái tinh tuý của hai phái nam tông và bắc tông.Các vị sư của hệ phái khất sĩ đi khất thực và ăn chay, khi đi khất thực họ không nhận tiền, không nhận thức ăn chưa qua chế biến vì họ không nấu ăn.
Trang phục của hệ phái khất sĩ có màu vàng nhạt (hoặc sậm) gồm có 3 loại y: y thượng bá nạp, y trung, y hạ.
Khác với chiếc áo tràng màu lam,tay rộng của phật tử bắc tông,chiếc áo dài màu trắng được gọi là “áo giới” là y phục của người phật tử của hệ phái khất sĩ .Chiếc áo giới trắng mà tổ sư đã quy định cho hành phật tử cư sĩ mang ý nghĩa tượng trưng cho tâm hồn trong sạch và đầy đủ niềm tin đối với Tam bảo.Người cư sĩ đã thọ tam quy,ngũ giới mặc áo giới trắng phải thường xuyên nghỉ tới tam bảo,và phải giữ cho năm giới trọn lành.ngược dòng lịch sữ ta thấy tổ sư MINH ĐĂNG QUANG dạy hàng cư sĩ mặc áo giới trắng rất hợp với lới của đức thế tôn trong kinh ưu – bà – tắc số 128 thuộc trung A – hàm
Biểu tượng của hệ phái khất sĩ là cây đuốc thiêng với ý nghĩa “đuốc tuệ rạng ngời ra vạn nẻo sen từ thơm ngát toả hương thơm”




1.3 Danh hiệu tịnh xá

Danh hiệu tịnh xá thường có hai chữ. Trước đây, Tổ sư đã đặt danh hiệu các tịnh xá là gồm có:
chữ Ngọc đứng đầu, để ẩn dụ rằng các ngôi đạo tràng tịnh xá là nơi hoằng hóa đạo đức, lợi lạc quần sanh, có giá trị như là những viên ngọc quý trong thế gian.chữ thứ hai, Tổ sư và các trưởng lão Tăng Ni đã tùy nghi dùng tên địa phương của tịnh xá đó, hoặc là một chữ có ý nghĩa về pháp, về đạo đức, mang hoài bão của người khai sáng hay tâm nguyện chung của đồng bào Phật tử địa phương… để ghép với chữ  “Ngọc”.
Như các tịnh xá sau là mang tên của địa phương: tịnh xá Ngọc Bình và Ngọc Dương tại Bình Dương, tịnh xá Ngọc Long và Ngọc Khánh tại Long Khánh, tịnh xá Ngọc Phụng và Ngọc Hiệp tại Phụng Hiệp, tịnh xá Ngọc Ninh và Ngọc Thuận tại Ninh Thuận, tịnh xá Ngọc Đà tại Đà Lạt, tịnh xá Ngọc Nhơn tại Quy Nhơn, tịnh xá Ngọc Kỳ tại Tam Kỳ, tịnh xá Ngọc Tiên tại Hà Tiên…









Tịnh xá Ngọc Giáng - Phường Chính Gián, Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng


Ngoài ra, có một vài tịnh xá, tịnh thất không đặt tên theo truyền thống trên, như: tịnh xá Mộc Chơn (tịnh xá đầu tiên của Đạo Phật Khất Sĩ), tịnh xá Trung Tâm (trụ sở Hệ phái), tịnh xá Kỳ Viên (GĐ. V), tịnh xá Trúc Lâm (GĐ. II), tịnh xá Lộc Uyển (GĐ. VI), tịnh thất An Lạc (GĐ. I), tịnh thất Hoa Nghiêm (GĐ. IV)…




II. kiến trúc và bày trí tượng thờ của hệ phái khất sĩ

2.1 kiến trúc



a.Cổng vào              

Các tịnh xá thường xây cổng tam quan. Thường trên đỉnh tam quan có ngọn đèn Chơn lý thắp sáng (ý pháp tám vạn bốn ngàn pháp môn của chư Phật), hoặc có bánh xe luân hồi


b.Nhà giảng thuyết pháp

là nơi để dạy giáo lý cho chư Tăng và Phật tử nhằm phát triển về mặt tâm linh trí tuệ, đồng thời để nêu cao tinh thần xiển dương chánh pháp của đức Tổ sư. Trong quyển Luật Nghi Khất sĩ Ngài quy định mỗi Tịnh xá đều phải có nhà giảng thuyết pháp gốc vuông 16 thước.




C.chánh điện

Chánh điện hình bát giác tượng trưng cho Bát chánh đạo(Chánh kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tiến, Chánh niệm, Chánh định.);
cổ lầu tứ giác tượng trưng cho Tứ diệu đế; bốn cột lớn giữa nhà bát giác tượng trưng cho tứ chúng Phật tử cùng nhau nâng đỡ ngôi nhà Phật pháp.Chánh điện, nhà thuyết pháp và tăng(ni) xá được gọi là nhà tam bảo (tam bảo: phật, pháp , tăng) trong đó, phật bảo là nơi thờ phật tức là chánh điện,pháp bảo là nơi truyền bá phật pháp tức là nhà thuyết pháp, tăng bảo là nhà ở của chư tăng chư ni tức là tăng(ni) xá.





d.Cốc tăng

Cốc tăng là để cho chư vị tỳ kheo tịnh tu hoặc các vị khách tăng tạm dừng chân trú ngụ qua đêm. Nhằm thực hiện theo tinh thần “tri túc thiểu dục”, thanh bần đơn giản mà đức tổ sư đã từng khuyên dạy



Cốc tăng ở tịnh xá ngọc chơn









e.Nhà Cửu huyền

Là nơi thờ chư vong linh quá vãng. Trong ấy có những Phật tử lúc sinh tiền đã quy ngưỡng với Tam Bảo, khi mất họ cũng muốn sống gần Tam Bảo, nên con cháu đem hương linh của ông bà, cha mẹ gửi vào trong nhà thờ Cửu Huyền này. Bên cạnh đó cũng có những hương linh chưa quy y, nhưng gia đình của họ muốn tạo điều kiện cho người thân đã mất có duyên với Phật pháp, nên cũng gởi vào đây để thờ.
Đó cũng là cơ hội cho con cháu hay thân nhân thường tới lui đạo tràng đốt hương tưởng niệm thể hiện lòng hiếu kính của mình đối với ông bà, cha mẹ bằng quyến thuộc theo tinh thần Phật giáo.
Trong quyển luật nghi khất sĩ tổ sư MINH ĐĂNG  QUANG có kiến lập kiến trúc cơ bản của một ngôi tịnh xá  như sau: Phía trước, bên trái có nhà thiện nam, bên mặt có nhà tín nữ. Phía sau, bên mặt có cốc nghỉ chơn cho Ni lưu, bên trái có cốc của Tăng. Có hồ sen, núi đất, có ao rạch hoặc suối, có cây cao bóng mát gió thanh, xa nhà bá tánh trăm thước, trống trải giữa trời, không trồng bông trái. Xa núi, xa chợ, cảnh giữa vườn rừng, đó mới là nơi thiền định đáng làm chỗ trụ. Đất rộng trăm thước, không thú dữ, xa tôn giáo, tránh binh gia, gần xóm người hiền, tránh xa trộm cướp, chẳng cận đường đi, không xây tường gạch, nóc ngói, chỉ cất dùng cây, ván, lá. Cốc phải lót sàng, xa mồ mả trăm thước, Nhà tiêu hướng Đông-Nam, nhà Tắm phía Tây-Bắc, nhà bếp để hờ nấu nước, thuốc, phương Đông-Bắc. Chỗ để đồ vật Giáo hội tại Tây-Nam.(luật nghi khất sĩ – tổ sư Minh Đăng Quang)



2.2 Điêu khắc và chạm trỗ trong tịnh xá

Đặc biệt là các bức phù điêu trên tường ,những bức phù điêu này phản ánh lại cho chúng ta thấy cuộc đời của đức phật,các giai đoạn giác ngộ phật pháp của người



Hoa văn trên tháp thờ phật

Hoa văn trên giảng đường





2.3.Cách bày trí tượng thờ

Bên trong ngay giữa Chánh điện có tháp thờ bảo tượng đức Phật Thích Ca Mâu Ni và bộ đại tạng kinh Việt Nam, nền tháp có ba bậc tượng trưng cho ngôi tam bảo: Phật, Pháp, Tăng. Bốn cửa tháp để trống tượng trưng cho tứ vô lượng tâm: “Từ, Bi, Hỷ, Xả”.Nơi đó chỉ để kinh sách hoặc cốt tượng Phật. Tháp bề cao ba thước, chân rộng vuông một thước tám.
phía trên nóc tháp có 13 tầng là biểu trưng cho con đường tiến hóa của chúng sanh (từ địa ngục đến Như Lai).Xung quanh tháp thờ Phật có 4 đại trụ nhằm tượng trưng cho tứ chúng Tăng, Ni, nam và nữ cư sĩ cùng nhau tu học. Mỗi đại trụ có thể có một bông sen đỡ chân, nhằm để nhắc nhở cho hàng tứ chúng phải dựa trên nền tảng tam nghiệp luôn thanh tịnh, tinh khiết như là hoa sen, mới có thể chống đỡ ngôi nhà Phật pháp . Hệ phái khất sĩ chỉ thờ phật Thích Ca  tượng được đặt giữa chánh điện ngồi trên toà sen hai tay bắt ấn thiền . Quanh bảo tháp có bốn cột trụ vươn cao tượng trưng cho tứ chúng cùng nhau nâng đỡ bảo vệ ngôi nhà Chánh pháp




Phía sau tháp thờ pháp có để di ảnh của tổ sư Minh Đăng Quang để tưởng nhớ người.





Phía sau ngôi chánh điện còn có nhiều căn nhà dùng làm thiền đường, tăng xá, trai đường, lớp học, phòng phát hành kinh sách…
Hiện nay, chánh điện nhiều ngôi tịnh xá đã xây lầu, tầng trên thờ Phật, tầng dưới làm giảng đường, như tịnh xá Trung Tâm, tịnh xá Ngọc Lâm (TP. Hồ Chí Minh), tịnh xá Ngọc Phúc (Gia Lai), tịnh xá Ngọc Thuận (Tây Ninh), tịnh xá Ngọc Tâm (Long An) v.v…






Thiền Đường

Ngoài ra, các tượng thờ khác như: địa tạng bồ tát, quan thế âm , di lặc , dược sư …. Cũng được thờ trong khuôn viên tịnh xá, hoặc trong nhà thuyết pháp…
III.Kết luận
Nhìn chung, kiến trúc của phật giáo khất sĩ có nhiều ảnh hưởng của Phật Giáo Bắc Tông như cổng tam quan, các mái cong (của chánh điện, hậu tổ, nhà thờ cửu huyền...), hoa văn bánh xe pháp luân, hoa sen, lư hương, chữ vạn,... . Nhưng nhìn vào kiến trúc tổng thể ngôi tịnh xá của phật giáo khất sĩ ta thấy khác biệt với kiến trúc của Phật giáo Bắc Tông. Thường chúng ta thấy kiến trúc của ngôi chùa Bắc Tông có kiến trúc liên kết nhau  như chánh điện nối kết giảng đường, hậu tổ, gần tăng xá là trai đường và nhà bếp. Nhưng trái lại ngôi tịnh xá của phật giáo khất sĩ thì chánh điện được xây dựng cách biệt với tăng xá, trai đường,...có lẽ kiến trúc này chịu ảnh hưởng của Phật giáo Nam Tông.  Bên cạnh đó còn những điểm khác như chánh điện của chùa có nền hình chữ nhật hoặc hình vuông, còn chánh điện của tịnh xá do Tổ Sư Minh Đăng Quang thiết kế hình bát giác. Những khác biệt này chính là kiến trúc đặc thù của ngôi TX phật giáo khất sĩ, nó đã đóng góp tô điểm cho nền nghệ thuật kiến trúc Phật giáo Việt Nam thêm phong phú và phát triển.
IV.Tài liệu tham khảo
Daophatkhatsi.net
Nguoiphattu.com
Vngarden.com
TÌM HIỂU SƠ LƯỢC HỆ THỐNG TỰ VIỆN - TỊNH XÁ CỦA HỆ PHÁI KHẤT SĨ VIỆT NAM-ks Bình Minh
Tinhxangocminh.net
Luật nghi khất sĩ của tổ sư MINH ĐĂNG QUANG 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét